Bạn đang ở đây

02/04/2018

Đại biểu Việt Nam đến thăm Vương quốc Bỉ

Trong khuôn khổ chương trình giai đoạn 2017-2021 “Giảm thiểu rào cản đối với học tập cho trẻ mầm non tại các huyện miền núi khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống”, 9 thành viên nhóm nòng cốt Sở GD&ĐT Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã đến thăm Vương quốc Bỉ để tham quan học tập từ ngày 17 đến ngày 28 tháng 03 năm 2018.

Tiếp cận các thực hành sáng tạo

Những đại biểu tham gia đã đến thăm các cơ sở giáo dục tại Bỉ nhằm nâng cao hiểu biết về giáo dục mầm non và phát triển chuyên môn giáo viên (PTCM). Họ đã được tiếp xúc với những thực tiễn liên quan đến bối cảnh, sáng kiến liên quan đến nội dung quan sát trẻ theo quá trình, học tập ngẫu nhiên. Tất cả cũng có cơ hội quan sát giáo viên mầm non người Bỉ thực hành phản hồi và làm quen với PTCM giáo viên do trường chủ trì một cách hiệu trong bối cảnh tiếng Hà Lan.

Đối tác chiến lược

Tiếp đón đoàn tại Bỉ là trường đại học Karel de Grote và CEF Education Umbrella Flanders. Cả hai đều là đối tác chiến lược lâu năm của VVOB Việt Nam.

Cảm giác thoải mái và sự tham gia ở trường mầm non

Đây là dịp để những đại biểu tham gia có cơ hội quan sát giáo viên tại các lớp mầm non, tiếp xúc với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường về cách tiếp cận bằng ngôn ngữ với trẻ trong môi trường giáo dục đa dân tộc. “Thông qua tìm hiểu về hệ thống giáo dục mầm non tại Bỉ, tôi đã hiểu sâu hơn về một số thực hành tốt”, theo cô Hà (Sở GD&ĐT Quảng Ngãi). Cô Liên (Sở GD&ĐT Quảng Nam) và vô Mùi (Phòng GD&ĐT huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) cho biết thêm: “Chúng tôi nhận thấy rằng lớp học được sắp xếp theo nhu cầu của trẻ. Trẻ cần được cảm thấy thoải mái và an toàn. Giáo viên sử dụng các đồ chơi và thú bông mềm mại để giúp trẻ cảm thấy tin tưởng hơn. Chính những điều này giúp nâng cao cảm giác thoải mái của trẻ.”

Học thông qua chơi

Các đại biểu đến từ Việt Nam đã nhìn thấy thực tế quản lý và cách tổ chức lớp học. Trẻ đã phát triển được kỹ năng chủ động học tập. "Thật ngạc nhiên khi thấy cách giáo viên hướng dẫn trẻ học tập chỉ bằng cung cấp hướng dẫn được chuẩn bị trước ở mỗi góc. Các em liên tục tham gia vào các hoạt động theo nhu cầu và sở thích của mình. Chúng tôi đã nhìn thấy sự tham gia sâu sắc của các em ", Cô Quỳnh – Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết. Cô Mùi và cô Trang (Phòng GD&ĐT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay họ quan sát thấy giáo viên sử dụng nguyên vật liệu một cách rất sáng tạo. "Họ sử dụng vật liệu tái chế. Các sản phẩm của trẻ và các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong lớp học góp phần trang trí cho chủ đề thêm phong phú."

 

Phát triển chuyên môn giáo viên do trường chủ trì

Các đại biểu cũng đã nhìn thấy cách cán bộ quản lí và cán bộ nhà trường tổ chức hoạt động PTCM giáo viên do trường chủ trì một cách hiệu quả và hướng dẫn giáo viên phản hồi thực hành. Các buổi trao đổi với các đồng nghiệp từ Bỉ đã giúp các đại biểu phản ánh thực tiễn của địa phương và xác định các thực hành tốt có thể được áp dụng cho bối cảnh tại Việt Nam. "Tôi cảm thấy thú vị khi thấy cách các cố vấn sư phạm tổ chức các hoạt động PTCM do trường chủ trì", Cô Hoa - Phòng GD&ĐT huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho hay.

Học hỏi và tham gia

Cô Nương (Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: "Tôi rất ấn tượng với cách tiếp cận PTCM ở Bỉ. Nội dung và phương pháp được điều chỉnh theo các nhu cầu cụ thể của nhà trường. Điều nổi bật là bầu không khí làm việc thân thiện và khuyến khích tất cả giáo viên tham gia. Chúng tôi chắc chắn có thể áp dụng tốt tại Việt Nam”. Cô Cảnh (Phòng GD&ĐT huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) và Cô Điệp (Phòng GD&ĐT huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) nói rằng họ đã học được một số phương pháp để hướng dẫn các giáo viên và CBQL nhà trường trong việc thực hành phản hồi. Họ tin rằng sự phản hồi mọi lúc mọi nơi có thể cải thiện được cảm giác thoải mái và sự tham gia của tất cả trẻ và do đó sẽ tác động đến chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

Chúng ta sẽ gặp lại

 “Cho khách đến thăm thấy những gì chúng tôi đang làm giống như đang soi gương”, Cô Bruneel và cô Van den Hout đến từ đại học KathOndVla cho biết. "Các câu hỏi từ khách đến thăm giúp chúng tôi suy nghĩ về thực tiễn của mình. Có nhiều thách thức tương tự mà chúng tôi đang gặp phải ở Bỉ. Chuyến thăm như thế này giúp tất cả chúng ta học hỏi thêm được nhiều điều mới mẻ. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Trong vài tuần tới, chúng tôi sẽ ghé thăm Việt Nam để triển khai những bước tiếp theo trong mối quan hệ hợp tác này.”