Bạn đang ở đây

21/02/2019

Quan sát trẻ theo quá trình là một chất xúc tác cho sự phát triển chuyên môn giáo viên

Đội ngũ giáo viên chất lượng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cải thiện kết quả học tập của trẻ. Tổ chức VVOB – giáo dục vì sự phát triển đồng hành cùng các giáo viên tại các huyện có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống tại Việt Nam nhằm đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng lợi từ nền giáo dục có chất lượng.

CẢM GIÁC THOẢI MÁI VÀ SỰ THAM GIA CỦA TẤT CẢ TRẺ EM

Đây là Phương. Phương là giáo viên của một trường mầm non tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thuộc miền Trung Việt Nam. Đó là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Trẻ em ở khu vực này phải trải qua rất nhiều rào cản đối với việc học và tham gia tại trường học. Mỗi năm, Phương áp dụng phương pháp quan sát trẻ theo quá trình vào trong giảng dạy hai lần.

Phương quan sát các dấu hiệu của sự thoải mái và tham gia của trẻ. Nhờ vào những quan sát đó, Phương ước tính mức độ tham gia và học tập của trẻ. Phương tự đặt cho mình một vài câu hỏi như sau: “Trẻ nào đang làm tốt? Trẻ nào có nguy cơ không học được?”.

Phương xác định những rào cản chính trong học tập và sự tham gia đối với học sinh trong lớp mình phụ trách với mức độ tham gia và/hoặc mức độ thoải mái còn thấp. Phương nghĩ về các hành động mà mình có thể làm nhằm giảm thiểu những rào cản đó trong học tập. Bằng những hành động đó, Phương nâng cao sự công bằng và quan tâm trong lớp của mình.

ĐẢM BẢO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Phương đã học được những kĩ năng này từ Hoa. Hoa là thành viên của nhóm nồng cốt bao gồm đại diện đến từ các đơn vị sự nghiệp về giáo dục và đào tạo cấp tỉnh và cấp huyện, cán bộ quản lý và giáo viên đến từ các trường. Những giáo viên khác cũng được Hoa và đồng nghiệp tập huấn về phương pháp quan sát trẻ theo quá trình.

Phát triển chuyên môn không dừng lại sau khóa tập huấn. Hoa và nhóm của mình đến thăm các trường và hướng dẫn các giáo viên áp dụng thực tế các khóa tập huấn vào trong lớp học. Hoa cũng giúp đỡ các cán bộ quản lý trường về phương pháp hỗ trợ các giáo viên ứng dụng những phương pháp mới một cách tối ưu nhất. Hoa kết nối các giáo viên để cùng nhau suy ngẫm về những quan sát trong lớp học và các hành động tiếp theo. Hoa là người đồng hành của họ trên hành trình học tập chuyên sâu này.

ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Hoa và nhóm của cô – nhóm nòng cốt – là một phần của chương trình VVOB, chương trình tìm cách vượt qua các rào cản trong học tập tại miền Trung Việt Nam bằng cách nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên.

Trước hết, nhóm nòng cốt được tìm hiểu về phương pháp quan sát trẻ theo quá trình và các điểm hành động nhằm nâng cao sự thoải mái và sự tham gia của tất cả trẻ. Sau đó họ sẽ xem xét kỹ hơn các rào cản cụ thể trong học tập về giới, môi trường và đa dạng sắc tộc, v.v.

Thứ hai, các thành viên nhóm nòng cốt xem xét cách phát triển chuyên môn giáo viên hiệu quả hơn và cách phát triển chuyên môn giáo viên dựa vào trường học.

HỆ THỐNG BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ

“Làm thế nào để các đối tác nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên?” là một câu hỏi mục tiêu của những dự án VVOB đã và đang thực hiện. Phương pháp quan sát trẻ theo quá trình là một chất xúc tác để phát triển các thực hành phát triển chuyên môn nhằm quan tâm hơn đến các nhu cầu của trẻ và mở rộng cơ hội học tập đến mọi trẻ em (Kothagen, 2011). Khi giáo viên đặt câu hỏi, chia sẻ bằng chứng và suy nghĩ với nhau, họ xây dựng chuyên môn hợp tác (Hattie, 2015). Phát triển thực hành suy ngẫm và xây dựng hợp tác chuyên môn có thể giúp giáo viên đảm bảo nhu cầu của tất cả trẻ một cách hiệu quả hơn.

 

Qúa trình này đòi hỏi sự khuyến khích và hỗ trợ không chỉ từ các giáo viên mà còn rất nhiều thành phần khác. Cán bộ quản lý các trường và cán bộ giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc công nhận chuyên môn và hỗ trợ học tập suy ngẫm hợp tác trong nội bộ trường và giữa các trường với nhau.

 

Là một phần trong quỹ đạo nâng cao năng lực do VVOB Việt Nam triển khai, các cán bộ giáo dục tham gia vào suy ngẫm sâu về hiệu quả của hệ thống phát triển chuyên môn giáo viên và từng bước cải thiện hệ thống đó. Được khuyến khích bởi kinh nghiệm của Phương và Hoa, tổ chức VVOB và các đối tác sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho sự thay đổi có hệ thống.

 

Tập trung vào tiếp cận công bằng, Việt Nam đã đạt được mức độ tham gia cao đối với bậc mầm non, với trên 92% trẻ em từ 3-5 tuổi được đi học. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng trong kết quả phát triển vẫn là một mối quan tậm, đặc biệt với các nhóm dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

 

VVOB – giáo dục vì sự phát triển nhằm tăng cường các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Giáo dục chất lượng là chìa khóa để đạt được một thế giới công bằng hơn cho tất cả.

 

VVOB Việt Nam và Bộ GD-ĐT đã hợp tác để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của các giáo viên mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống tại 3 tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum) trong khuôn khổ chương trình BaMi.

 

Tác giả: Lieve Leroy và Trần Thị Kim Lý – Cố vấn Giáo dục, VVOB Việt Nam