Bạn đang ở đây

Tên chương trình: Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kĩ năng giảng dạy tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ (gọi tắt là dự án TALK)
Phạm vi hoạt động: Tỉnh Điện Biên, Quảng Trị và Gia Lai
Giai đoạn triển khai: 2022 - 2026
Nhà tài trợ: Belgium
Trọng tâm: Phát triển chuyên môn giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường; sự bình đẳng

Thách thức

Số năm tham gia giáo dục mầm non (GDMN) là một yếu tố quan trọng trong việc dự báo về kết quả nhận thức ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên (Rogers, 2019). Với tỉ lệ nhập học 99% ở trẻ 5 tuổi (và mong muốn mở rộng thực hiện phổ cập GDMN tới trẻ 4 tuổi) tại các trường học có cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đạt yêu cầu, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thúc đẩy giáo dục thực sự bình đẳng. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh nhưng không đồng đều (chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bằng đã công nghiệp hóa hoặc các khu nông nghiệp có năng suất cao trong các vùng miền núi dễ tiếp cận), nguy cơ về việc một số nhóm đối tượng sẽ bị tụt hậu là rất dễ xảy ra.
 
Đặc biệt, trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) sẽ dễ bị tổn thương và ngành giáo dục còn gặp nhiều thách thức trong việc cải thiện kết quả học tập cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ DTTS bắt đầu đến trường với điểm phát triển trung bình thấp hơn theo thang điểm phát triển trẻ thơ, và chưa tiếp thu được ngôn ngữ giảng dạy (tiếng Việt) khi bắt đầu đi học. Điều này đã tạo ra khoảng cách giữa trẻ người dân tộc Kinh và trẻ người DTTS trong khi đó phương pháp dạy học hiện nay chưa thể khắc phục khoảng cách đó để giúp trẻ DTTS có thể bắt kịp bạn đồng trang lứa.

Mục tiêu của dự án

Dự án hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà trường và cán bộ giáo dục để mang đến sự thay đổi thực sự trong lớp học về tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ, đảm bảo trường mầm non chuẩn bị hành trang thật tốt cho trẻ ở các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, để trẻ bước vào cấp tiểu học với những kĩ năng ngôn ngữ cần thiết, từ đó giúp trẻ sẵn sàng học tập.

Cách tiếp cận

Chương trình dự án được thiết kế theo kiểu xoắn ốc 3 nhánh:

  • Giáo viên có năng lực quan sát cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ, tạo ra môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở các huyện khó khăn và có nhiều DTTS sinh sống, góp phần phát triển ngôn ngữ và khả năng sẵn sàng học tập của trẻ.
  • Cán bộ quản lý có năng lực dẫn dắt, nâng cao năng lực và động viên đội ngũ giáo viên tạo ra môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở các huyện khó khăn và có nhiều DTTS sinh sống, góp phần phát triển ngôn ngữ và sự sẵn sàng học tập của trẻ.
  • Một nhóm chuyên gia cấp quốc gia đến từ các cơ quan, viện nghiên cứu chuyên ngành hàng đầu, sẽ dựa trên dữ liệu thực nghiệm thu thập được trong suốt quá trình triển khai dự án, đệ trình bản khuyến nghị chính sách về môi trường học tập giàu ngôn ngữ quan tâm đến cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ như một phương pháp tiếp cận hiệu quả hỗ trợ sự sẵn sàng học tập của trẻ, lên Bộ Giáo dục đào tạo (Bộ GDĐT) và các đơn vị liên quan.

Hai nhánh đầu tiên có liên quan với nhau về mặt cấu trúc nhưng tốc độ triển khai có thể khác nhau ngay từ đầu dự án cho đến khi hoàn thành bộ tài liệu để nhân rộng mô hình. Nhánh thứ 3 đi song song theo tiến độ của 2 nhánh đầu tiên nhằm xây dựng cơ sở minh chứng, thúc đẩy sự quan tâm của các nhà khoa học và đề xuất khuyến nghị tới cấp quốc gia và các đơn vị liên quan. Cách tiếp cận này sẽ hạn chế rủi ro về tiến độ thực hiện dự án mà nó có thể xảy ra ở bất kì cấp nào trong hệ thống giáo dục.

Các đối tác

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục
    • Vụ Giáo dục mầm non
    • Sở Giáo dục và Đào tạo 3 tỉnh Điện Biên, Quảng Trị, and Gia Lai