Bạn đang ở đây

 

Tên chương trình: Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi cho học sinh Việt Nam (iPLAY)

Phạm vi hoạt động: Các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Lai Châu và Hà Giang.

Giai đoạn triển khai: 2019 - 2023

Ngân sách: 4.000.000 đô la Mỹ

Nhà tài trợ: Quỹ LEGO

Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học

Trọng tâm: Phát triển chuyên môn cho giáo viên và quản lý nhà trường (INSET); Học thông qua Chơi (HTQC).

Mục tiêu của dự án

Cán bộ quản lý và giáo viên cấp tiểu học có năng lực tích hợp một cách có hệ thống phương pháp Học thông qua Chơi trong môi trường sư phạm và triển khai tại lớp học.

Tới cuối năm 2023, dự án iPLAY sẽ tiếp cận 14.695 trường học và hơn 230.000 giáo viên tiểu học tại Việt Nam.

Các đối tác:

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (MoET)
  • Các Vụ/Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:
    - Cục Nhà giáo và Quản lý Giáo dục (DTEA)
    - Vụ Giáo dục Tiểu học (PED)
  • Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
  • Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam (VNIES)
  • Viện Quản lý Giáo dục Việt Nam (NIEM)
  • Các trường Đại học  Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Huế.

Cách tiếp cận

Chương trình dự án iPLAY tập trung vào việc lồng ghép các phương pháp Học thông qua Chơi vào hệ thống bồi dưỡng giáo viên hiện hành và trong các chương trình phát triển chuyên môn tại trường cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học. Các cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học tham gia vào các khóa tập huấn của dự án iPLAY như một phần trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn hàng năm.

Dự án được xây dựng dựa trên ba mảng hoạt động chính:

  • Tăng cường năng lực cho các cán bộ giáo dục địa phương nhằm hỗ trợ và giám sát việc lồng ghép phương pháp Học thông qua Chơi trong chương trình phát triển chuyên môn tại trường.
  • Trao quyền cho các cán bộ quản lý nhằm thúc đẩy môi trường học tập khuyến khích, hỗ trợ giáo viên áp dụng phương pháp Học thông qua Chơi trên lớp. 
  • Giúp các hoạt động trải nghiệm phương pháp Học thông qua Chơi trên lớp của giáo viên tiểu học thú vị, tích cực gắn kết và ý nghĩa hơn, góp phần tạo tác động tích cực trong việc triển khai chương trình giáo dục mới.

Mỗi hoạt động của dự án iPLAY đều góp phần triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả. 

Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp Học thông qua Chơi, VVOB sẽ hợp tác với Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam để tổ chức các hoạt động cộng đồng dành cho người chăm sóc trẻ, nhằm thay đổi các quan niệm giáo dục cũ, ưu tiên phát triển kỹ năng nhận thức đồng thời phát triển kỹ năng xã hội, thể chất, cảm xúc và sáng tạo cho trẻ.

Tới cuối dự án iPLAY

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo:

  • xây dựng Tầm nhìn về phương pháp Học thông qua Chơi tại Việt Nam;
  • cùng phát triển và tích hợp các tài liệu Học thông qua Chơi trong chương trình bồi dưỡng giáo viên quốc gia và bồi dưỡng chuyên môn tại trường;
  • triển khai chương trình bồi dưỡng về Học thông qua Chơi như một phần trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn tại trường cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học.

Các cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 

  • thông tin tới người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của phương pháp Học thông qua Chơi trong việc phát triển kỹ năng toàn diện cho trẻ;
  • áp dụng phương pháp Học thông qua Chơi tại các hoạt động cộng đồng cùng với người chăm sóc trẻ;

Các cán bộ giáo dục huyện, tỉnh:  

  • hướng dẫn và hỗ trợ cho các cán bộ quản lý và giáo viên cách tích hợp phương pháp Học thông qua Chơi trên lớp;
  • giám sát và báo cáo các hoạt động bồi dưỡng về phương pháp Học thông qua Chơi trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn tại trường;

Các cán bộ quản lý: 

  • cải thiện kiến ​​thức về phương pháp Học thông qua Chơi trong môi trường học tập và vai trò của phương pháp này trong việc phát triển kỹ năng toàn diện cho trẻ;
  • tạo ra một môi trường trường học thân thiện với người học, thuận lợi cho các hoạt động chơi;
  • theo dõi và báo cáo về các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường tại trường;

Giáo viên

  • cải thiện kiến ​​thức về Học thông qua Chơi và mối liên hệ để phát triển kỹ năng toàn diện cho trẻ;
  • triển khai phương pháp Học thông qua Chơi tại lớp học;

Người chăm sóc trẻ: nâng cao kiến thức và hiểu biết về vai trò của phương pháp HTQC trong việc phát triển các kỹ năng toàn diện cho trẻ.

 

Để đạt được những mục tiêu trên, tổ chức VVOB Việt Nam sẽ tăng cường năng lực cho các đối tác. VVOB áp dụng những phương pháp tăng cường năng lực nhằm đem lại cho đối tác trách nhiệm tối đa trong việc thực hiện và quản lý các quá trình thay đổi. VVOB hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm các chuyên gia quản lý sự thay đổi và chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế.

 

Xin mời xem thêm thông tin về dự án iPLAY tại đây.