Bạn đang ở đây

 

 

 

 

Tên chương trình: Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi cho học sinh Việt Nam (iPLAY) – Giai đoạn mở rộng 

Phạm vi hoạt động: 

9 tỉnh bao gồm: 

  • 8 tỉnh thí điểm hiện tại: Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Lai Châu, Hà Giang. 

  • 1 tỉnh mới: Bình Dương 

Giai đoạn triển khai: 2/2024 – 7/2025 

Ngân sách: 1,318,000 đô la Mỹ 

Nhà tài trợ: Quỹ LEGO 

Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học 

Trọng tâm: Nâng cao chuyên môn cho giáo viên và quản lý nhà trường (INSET); Học thông qua Chơi (HTQC). 

Bối cảnh

Kể từ năm 2019, dự án iPLAY do VVOB Việt Nam triển khai với sự tài trợ của Quỹ LEGO đã lồng ghép và mở rộng hướng tiếp cận Học thông qua Chơi (HTQC) vào chương trình giáo dục tiểu học. Với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), dự án iPLAY cho thấy sự phù hợp với các mục tiêu của chương trình giảng dạy dựa trên năng lực mới của Việt Nam trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới nhằm bồi dưỡng các kĩ năng đa dạng cho học sinh tiểu học. Dự án đã xây dựng tài liệu phát triển chuyên môn về HTQC cho giáo viên tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 và tài liệu hướng dẫn để lãnh đạo nhà trường hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động phát triển chuyên môn khi họ thực hành HTQC. Để hỗ trợ phổ biến hướng tiếp cận HTQC trên toàn quốc, dự án đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Bộ GD&ĐT để xây dựng một khóa học trực tuyến về cách áp dụng HTQC phù hợp với chương trình giảng dạy mới. Khóa học này được cung cấp cho tất cả giáo viên thông qua nền tảng học trực tuyến của Bộ GDĐT (TEMIS) và đã có hơn 145.000 giáo viên tiểu học tham gia tính đến tháng 9 năm 2023.

 

Kết quả đánh giá giữa kỳ cho thấy sự tiến bộ trong việc áp dụng HTQC của giáo viên tại các tỉnh thí điểm. Giáo viên cũng như cán bộ quản lý trường được hỗ trợ chuyên môn và có thái độ tích cực hơn đối với hướng tiếp cận này. Ngoài ra, kết quả khóa học trực tuyến về HTQC đã cho thấy sự quan tâm lớn từ các giáo viên trên toàn quốc. Chính vì vậy, đây là một cơ hội để duy trì và mở rộng sự ảnh hưởng tích cực của hướng tiếp cận HTQC đến với các tỉnh thí điểm cũng như các tỉnh không thí điểm.  

Mục tiêu

VVOB tiếp tục triển khai các hoạt động dựa trên giai đoạn triển khai dự án trước đây nhằm đạt được hai kết quả sau: 

  1. Giáo viên nâng cao và mở rộng kiến thức, thái độ và kỹ năng của mình để áp dụng Học thông qua Chơi vào lớp học của mình. 

  1. Các đối tác khác tham gia hiệu quả nhằm tạo ra môi trường thuận lợi trong việc áp dụng HTQC 

Đến cuối tháng 7 năm 2025, giai đoạn mở rộng của dự án sẽ tiếp cận 410.800 giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý các trường trên toàn quốc. 

Các đối tác

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) 

  • Các Vụ/Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: 
    - Cục Nhà giáo và Quản lý Giáo dục  
    - Vụ Giáo dục Tiểu học  

  • Các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Huế. 

  • Nhóm Tổ chức Giáo dục (gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam và đại diện của Bộ GD&ĐT).  

Cách tiếp cận

Tiếp nối với những thành công của dự án giai đoạn 2019-2023, giai đoạn mở rộng dự án iPLAY tạo cơ hội cho VVOB tại Việt Nam mở rộng chu trình bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao sự hiểu biết cho giáo viên và cách thực hành các kĩ thuật của hướng tiếp cận HTQC. Điều này sẽ cải thiện sự hỗ trợ của giáo viên với sự tự chủ của học sinh. 

 

Giai đoạn mở rộng cũng giúp dự án iPLAY mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách thu hút thêm sự quan tâm của các cơ quan, nhóm tổ chức giáo dục khác tại Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên của dự án iPLAY, đảm bảo tác động lâu dài của dự án từ đó nâng cao tính tự chủ và kết quả học tập toàn diện của sinh viên. 

 

Hơn nữa, VVOB sẽ hỗ trợ Bộ GD&ĐT xem xét các phương pháp đánh giá học sinh trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cũng như việc tích hợp HTQC và kết quả học tập toàn diện vào kế hoạch đánh giá. VVOB sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận sâu với Bộ GD&ĐT để tích hợp tài nguyên HTQC vào chương trình giáo dục mầm non mới hiện đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm. 

Dự án được xây dựng để hướng đến các kết quả sau: 

  • Tăng cường hơn nữa năng lực của cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương để hỗ trợ và duy trì hướng tiếp cận HTQC tại 8 tỉnh dự án của giai đoạn trước và bổ sung thêm tỉnh dự án Bình Dương 

  • Chia sẻ rộng rãi các nội dung và các kết quả của Học thông qua Chơi với các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong ngành giáo dục tại Việt Nam 

  • Thảo luận với Bộ GD&ĐT về cách sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của dự án trong việc triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, cũng như thảo luận về cách thức lồng ghép học tập toàn diện vào trong khung công cụ đánh giá học sinh. 

Kết quả mong đợi với nhóm hưởng lợi/đối tác

 Học sinh: 

  • Được tham gia vào môi trường học tập vui vẻ, có ý nghĩa và hiệu quả 

  • Được tăng cường sự tự chủ trong các tiết học ở cấp giáo dục tiểu học  

Giáo viên: 

  • Cải thiện kiến thức, kĩ năng để nâng cao chất lượng của việc lồng ghép HTQC trong các tiết học 

  • Tiếp tục duy trì và tự tin hơn trong việc lồng ghép HTQC vào các tiết học trên lớp 

  • Cải thiện phương pháp giảng dạy và chuyển đổi sang phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. 

Các cán bộ quản lý nhà trường:

  • Biết cách hướng dẫn và tự tin hơn trong việc hỗ trợ giáo viên triển khai áp dụng HTQC 

  • Tham gia hỗ trợ chuyên môn cho các giáo viên 

Các bộ Sở & Phòng GD&ĐT:

  • Chủ động hỗ trợ và duy trì hỗ trợ các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn về HTQC trong nhà trường 

  • Áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia và thuần thục hơn với việc áp dụng các hình thức BDCM kết hợp 

  • Hỗ trợ chuyên môn và tổ chức các buổi Sinh Hoạt Chuyên Môn về HTQC trong các môn học 

Các cơ sở đào tạo giáo dục: 

  • Hợp tác với Nhóm Các tổ chức Giáo dục và các trường Đại học sư phạm nhằm thúc đẩy công tác đào tạo giáo viên 

Để đạt được những mục tiêu trên, tổ chức VVOB Việt Nam sẽ tăng cường năng lực cho các đối tác. VVOB áp dụng những phương pháp tăng cường năng lực nhằm đem lại cho đối tác trách nhiệm tối đa trong việc thực hiện và quản lý các quá trình thay đổi. VVOB hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm các chuyên gia quản lý sự thay đổi và chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế.