Bạn đang ở đây

21/07/2010

Đoàn đại biểu tổ chức VVOB (ảnh trên) gồm 4 giảng viên, 1 chuyên gia Bộ Giáo dục Đào tạo và 2 chuyên viên VVOB đã tham gia Hội nghị khu vực Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững do UNESCO tổ chức tại Băng Cốc 12-14/7/2010. Cùng tham dự hội nghị còn có 3 đại biểu Việt Nam khác và các đoàn đại biểu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Bruney, Lào, Campuchia, Bangladesh, Indonexia, Thái Lan, Nepal, Pakistan, Malaysia, Srilanka, Philipin, Kazakhstan và Kyrgryzstan.

Một trong những mục tiêu quan trọng của hội nghị là chia sẻ kinh nghiệm và bài học trong mạng lưới Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững - mạng lưới các trường sư phạm khu vực châu Á Thái Bình Dương về giáo dục bền vững. Bên cạnh đó, hội nghị cũng giới thiệu những ứng dụng nổi bật của giáo dục vì sự phát triển bền vững trong các trường học và trường sư phạm. Hội nghị giúp người tham gia tiếp cận các kiến thức, quan điểm và các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, con người và an toàn thực phẩm.

Mỗi ngày làm việc của hội thảo bao gồm 4 phần chính: (1) buổi họp chuyên đề, nghiên cứu sâu về 1 trong 3 chủ đề: giáo dục bên ngoài trường học, biến đổi khí hậu và an toàn thực phẩm, (2) một số trường hợp ứng dụng tốt nhất, (3) báo cáo của mạng lưới Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững và (4) báo cáo của các quốc gia.

Đoàn đại biểu của tổ chức VVOB đặc biệt đánh giá cao bài phát biểu của Giáo sư Marut Jatiket đến từ Ban giáo dục Thái Lan trong buổi họp chuyên đề. Ông trình bày về dự án của của mình về an toàn thực phẩm trong trường học và cộng đồng ở các quốc gia khác nhau trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

Hội nghị giới thiệu nhiều trường hợp thực tế thú vị. Bài phát biểu của ngài hiệu trưởng một trường học thân thiện với môi trường ở Ayudhaya, Thái Lan đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt. Trường học hoàn toàn tự túc: không tác động xấu đến môi trường và không thu học phí của học sinh. Trường học tuyển chọn học sinh không thông qua kiểm tra năng lực của học sinh mà thông qua đánh giá thái độ của phụ huynh.

Một trường hợp khác thu hút rất nhiều sự quan tâm của các đại biểu là bài phát biểu của ngài Robert Steele với ý tưởng Trường học La bàn, sử dụng phép ẩn dụ về chiếc la bàn cho các trường học ứng dụng sự phát triển bền vững. (http://www.atkisson.com/resources/category/compass-schools/) Ngài Robert Steele cũng sẽ đến Việt Nam vào tháng 8/2010 làm việc với Viện quản lý giáo dục.

Phần báo cáo của mạng lưới Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững không thực sự cuốn hút, một phần do một số bài phát biểu không có các bằng chứng khoa học xác đáng kèm theo nội dung trình bày. Tuy nhiên, các bài phát biểu của Mông Cổ vẫn là những điểm sáng nổi bật.

Bài phát biểu của các quốc gia cho thấy rất nhiều ví dụ xuất sắc về sự kết hợp cao độ của giáo dục vì sự phát triển bền vững trong lĩnh vực giáo dục. Bài thuyết trình của Trung Á do một đại biểu Kyrgyzstan trình bày được người tham gia đón nhận rất nhiệt tình. Bài trình bày của Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm tương tự. Ông Nguyễn Mạnh Thắng từ Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và bà Đỗ Vân Nguyệt từ tổ chức Live & Learn cùng trình bày bài phát biểu của Việt Nam. Trong khi ông Thắng tập trung vào bối cảnh chính sách, bà Nguyệt chia sẻ các ví dụ về sáng kiến của các tổ chức quốc tế và xã hội thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Các công việc của VVOB đang làm cũng được nhấn mạnh trong các ví dụ điển hình.

Kết thúc hội nghị, các đoàn đại biểu của các quốc gia khác nhau đưa ra một số gợi ý và dự định hoạt động tiếp theo ở quốc gia của mình. Đoàn đại biểu Việt Nam đề nghị nâng cao nhận thức về giáo dục vì sự phát triển bền vững không chỉ trong trường học mà còn trong các cộng đồng xung quanh. Các trường sư phạm là các tổ chức rất có tiềm năng và sẵn sàng trở thành trọng tâm giáo dục vì sự phát triển bền vững trong giáo dục chính khóa. Các sáng kiến khác như phong trào Trường học thân thiện, Học sinh tích cực cũng tạo những cơ hội tốt để tích hợp giáo dục vì sự phát triển bền vững vào Việt Nam.