Bạn đang ở đây

 

Để đạt được tiềm năng trong tương lai, học sinh tiểu học cần có nhiều kỹ năng như kỹ năng nhận thức, xã hội, cảm xúc, thể chất và sáng tạo. Để chuyển đổi chương trình giáo dục nặng về kiến thức thành chương trình chú trọng kỹ năng thực hành cần thiết cho thế kỷ 21, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đang triển khai một chương trình giáo dục mới, tập trung vào phát triển năng lực của học sinh dành cho cấp tiểu học.

Nhằm hỗ trợ Bộ GD&ĐT thực hiện các mục tiêu của chương trình học mới, VVOB - Ggiáo dục vì Sự phát triển đang triển khai dự án “Lồng ghép Học thông qua chơi trong các trường tiểu học ở Việt Nam” (iPLAY) với sự hỗ trợ của Quỹ LEGO (2019-2023). Thông qua kết hợp chương trình bồi dưỡng giáo viên quốc gia và chương trình phát triển chuyên môn tại trường, VVOB sẽ lồng ghép các phương pháp giáo dục Học thông qua Chơi (HTQC) vào lớp học. Để xây dựng tài liệu đào tạo chất lượng cao điều chỉnh theo bối cảnh cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường, VVOB đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát ban đầu ở các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng và Quảng Trị. Báo cáo này là kết quả của nghiên cứu trên. Nghiên cứu tập trung vào kiến thức, thái độ và thực hành của các mục tiêu tham gia thực hiện chương trình giáo dục tại Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện bởi cán bộ của tổ chức VVOB kết hợp với các Sở và Phòng GD&DT trên các địa bàn khảo sát vào tháng 6 năm 2020. Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Bộ GD&ĐT, Sở và Phòng GD&ĐT của bốn tỉnh vì đã chia sẻ quan điểm về chương trình HTQC. Chúng tôi cảm ơn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cán bộ của Hội LHPN cấp tỉnh vì đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về nhận thức của các bậc phụ huynh. Đặc biệt, chúng tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả các giáo viên, lãnh đạo nhà trường và phụ huynh đã chia sẻ ý kiến cá nhân và trải nghiệm của họ, ở trường cũng như ở nhà. Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ hậu cần của nhân viên hành chính tại tất cả các trường học trong thời gian nghiên cứu.

Chúng tôi hi vọng quý vị sẽ nhiệt tình đón nhận kết quả nghiên cứu này. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý vị!