Bạn đang ở đây

19/11/2010

Trong khoảng thời gian từ ngày 31/10 đến 6/11/ 2010, một nhóm 14 thành viên gồm các thầy hiệu trưởng và cán bộ quản lý từ các trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi, Đại học Quảng Nam, CĐSP Nghệ An, Quảng Ninh và Thái Nguyên đã tham gia chuyến tham quan học tập tại Hàn Quốc. Cùng đi với đoàn còn có 4 điều phối viên Hợp phần Đào tạo Giáo viên, VVOB và một chuyên viên chính từ Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trung tâm Giáo dục vì Sự hiểu biết Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương (APCEIU) - UNESCO là đơn vị đồng tổ chức chuyến tham quan học tập tại Seoul và vùng phụ cận. Mục đích của chuyến tham quan học tập là thăm những mô hình tốt nhất gắn với các mảng hoạt động khác nhau trong chương trình giáo dục của VVOB trong một bối cảnh tiên tiến ở châu Á. Những kinh nghiệm từ Hàn Quốc hy vọng sẽ giúp định hướng và tạo niềm hứng khởi cho các thành viên đoàn tham quan trong việc phát triển và thực hiện Kế hoạch Đổi mới Giáo dục hàng năm của mình. Các bản Kế hoạch Đổi mới Giáo dục, tiếp theo bản đầu tiên được đưa ra năm 2010, nối tiếp của bản Kế hoạch Đổi mới Công nghệ từ những năm trước đó, là điểm then chốt trong sự hợp tác giữa VVOB với các trường đối tác.

Một phần thành công của chuyến tham quan học tập sau đây sẽ được thể hiện trong bản Kế hoạch Đổi mới Giáo dục năm 2011. Các thành viên tỏ ra rất quan tâm đến các vấn đề được đề cập trong chuyến tham quan học tập và đánh giá cao toàn bộ chương trình ở góc độ chương trình rất thích hợp đối với công việc của các trường. Chuyến tham quan học tập còn là một cơ hội tốt để các đồng nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau và tìm hiểu về nền văn hóa của nhau. Giáo dục vì sự hiểu biết quốc tế, chủ đề trọng tâm của trung tâm APCEIU (Giáo dục vì Sự hiểu biết Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương), do đó, được thể hiện rất rõ trong chuyến tham quan học tập.

Đoàn đã đến thăm một số cơ sở giáo dục sau:

Trung tâm Giáo dục vì Sự hiểu biết Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương (APCEIU) - UNESCO

Hoạt động theo khuyến cáo của UNESCO liên quan đến Giáo dục vì Sự hiểu biết Quốc tế, Hợp tác và Hòa bình, và Giáo dục Nhân quyền và Tự do cơ bản (1974) và Tuyên bố và Khung Hoạt động trong Giáo dục vì Hòa bình, Nhân quyền và Dân chủ (1995), APCEIU tìm kiếm cách để kết nối các cá nhân, cộng đồng và dân tộc với các hệ thống quốc tế/toàn cầu và thúc đẩy mối quan hệ bền vững giữa con người và thiên nhiên.

 

Hệ thống Truyền thông Giáo dục Công (The Public Educational Broadcasting System - EBS)

Là hệ thống truyền thông giáo dục chính ở Hàn Quốc, EBS cung cấp các chương trình giáo dục thông qua các kênh truyền hình mặt đất và chương trình truyền thanh. Hơn thế nữa, EBS còn phát triển các kỹ thuật truyền thông mới như truyền hình vệ tinh và dịch vụ truyền hình đa phương tiện kỹ thuật số (DMB - Digital Multimedia Broadcasting) để cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho tất cả mọi người, giúp người dân có được sự bình đẳng trong việc tiếp cận một môi trường học tập suốt đời.

 

Dịch vụ Thông tin Giáo dục và Nghiên cứu Hàn Quốc (Korea Education & Research Information Service - KERIS)

KERIS chịu trách nhiệm về sự phát triển thông tin giáo dục và công nghệ thông tin của Hàn Quốc. Trong vòng hơn 10 năm vừa qua, KERIS đã nỗ lực cải tiến giáo dục công, nâng cao sức cạnh tranh của dân tộc thông qua CNTT trong giáo dục đại học, tạo nên một hệ thống thông tin giáo dục quốc gia, và tham gia vào nỗ lực toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ học từ xa.

 

Viện Chương trình và Đánh giá Hàn Quốc (Korea Institute for Curriculum and Evaluation - KICE)

KICE là một viện nghiên cứu giáo dục bằng ngân sách nhà nước. Viện không chỉ thực hiện phát triển Chương trình Quốc gia và tiến hành đánh giá giáo dục mà còn chịu trách nhiệm cải tiến phương pháp dạy và học, phát triển và thẩm định sách giáo khoa và thực hiện các kỳ kiểm tra cấp quốc gia. Kể từ khi thành lập, KICE luôn hướng tới việc trở thành một cơ quan quan trọng trong nền giáo dục Hàn Quốc, nơi mà các tư tưởng được ấp ủ, hình thành, thực hiện và phân tích.

 

Trường Đại học Sư phạm Hàn Quốc (Korea National University of Education - KNUE)

Trường Đại học Sư phạm Hàn Quốc (KNUE) được thành lập để đào tạo giáo viên, những người sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tương lai Hàn Quốc. KNUE chú trọng vào “Sự đa dạng và thách thức,” điều then chốt của xã hội ngày nay, bằng cách đưa ra một tầm nhìn mới về giáo dục. KNUE đã thành công trong việc thực hiện những kế hoạch giáo dục khác nhau do chính phủ đề ra, củng cố mối liên hệ với các cơ sở giáo dục và Viện bảo tàng Giáo dục Quốc gia để thiết lập một “thung lũng giáo dục” trong và xung quanh các cơ sở của trường.

 

Đại học Ảo Hanyang (Hanyang Cyber University)

Khởi đầu, đại học Ảo Hanyang phục vụ cộng đồng với 5 khoa, tập trung vào những lĩnh vực và kỹ năng có nhu cầu cao nhất trong thị trường. Giờ đây, Đại học Ảo Hanyang đã có tới 15 khoa với khoảng 13.200 sinh viên. Trường cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao và những trải nghiệm thực tế. Trường đại học này được thành lập xuất phát từ mục đích cung cấp các cơ hội bình đẳng cho mọi người, giúp họ tự nhận thấy khả năng của mình trong khi đào tạo những người có năng lực, những người có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của dân tộc và toàn thể loài người.

 

Trường Poolmoo

Poolmoo là một ngôi trường nằm tại Hongseong, tỉnh Choongnam. Ngôi trường được xây dựng năm 1958, vừa là trường trung học, vừa cung cấp các khóa học cao đẳng hai năm. Bên cạnh đó, ngôi trường còn quản lý một khu Chợ Thực phẩm Hữu cơ, nơi bán các sản phẩm nông nghiệp do trường sản xuất. Poolmoo có thể được mô tả như một cộng đồng nhỏ, nơi học sinh học hỏi cách sống cùng nhau và trân trọng thiên nhiên trong khi các em được dạy cách làm nông nghiệp bằng cách sử dụng các biện pháp hữu cơ.